1. Bia hơi là gì?
Bia hơi là gì? Bia hơi là dạng đồ uống có cồn có lượng cồn ở mức thấp và bia được lên men từ ngô, gạo tiểu mạch, malt ở nhiệt độ thấp. Để tạo ra được bia hơi cần trải qua công đoạn lựa chọn nguyên liệu, sản xuất nghiêm ngặt từ công đoạn thanh trùng bằng hơi nóng của nhiệt độ cao tới điều kiện bảo quản kỹ lưỡng, theo đúng tiêu chuẩn để giữ được hương vị bia chuẩn và ngon nhất.
Bia hơi có nhiều màu sắc từ màu vàng tươi, tới màu nâu nhạt hay màu đen. Bia thường có vị đắng nhè nhẹ cho tới đắng mạnh, có hương thơm đặc trưng của lúa mạch, có lớp bọt dày trắng xoá ở bên trên sau khi được rót vào cốc. Thông thường, nồng độ cồn bia hơi từ 1.68 – 7.2 % và hiện nay người ta còn sản xuất bia không cồn để đáp ứng nhu cầu thưởng thức của người dân.
2. Nguyên liệu tạo nên bia hơi
Bia hơi được làm từ gì chắc hẳn là băn khoăn của không ít người phải không nào? Một trong những nguyên liệu quan trọng tạo nên bia hơi đó chính là lúa mạch. Lúa mạch sở hữu hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Tuy nhiên, người ta lựa chọn lúa mạch rất kỹ bởi không phải loại lúa mạch nào cũng có thể chế biến thành bia hơi.
Người ta thường lựa chọn hạt lúa mạch tương đồng về kích cỡ, các hạt phải đồng đều này. Điều này giúp cho quá trình nảy mầm của lúa mạch diễn ra một cách tốt nhất. Qua đó chúng ta hiểu được rằng để tạo nên bia hơi ngon, chuẩn vị cần trải qua rất nhiều công đoạn và mỗi công đoạn đều mất rất nhiều thời gian và khâu thực hiện rất kỹ lưỡng.
3. Quy trình sản xuất bia hơi
Sau khi đã biết bia hơi là gì thì chúng ta hãy cùng khám phá quy trình sản xuất bia hơi. Để tạo nên bia hơi phải trải qua các công đoạn đó là:
3.1 Kích thích cho lúa mạch nảy mầm
Lúa mạch sau khi trải qua quá trình tuyển chọn gắt gao, đồng đều về kích cỡ sẽ được ngâm trong nước. Và nước phải đạt độ ẩm khoảng 45% và giúp cho lúa mạch nảy mầm. Độ ẩm này giúp kích thích lúa mạch nảy mầm, kích thích mọc rễ và giúp rễ phát triển.
3.2 Nấu và lọc bã
Sau công đoạn kích thích cho lúa nảy mầm người ta sẽ cho nguyên liệu vào một chiếc lò và sử dụng nước sôi để xử lý thành bột nhão. Quá trình nấu và lọc bã giúp biến đổi tinh bột có trong lúa mạch trở thành protein, đường. Hai chất này góp phần tạo ra bọt bia và giúp cho bia có mùi hương hết sức đặc trưng. Kế tiếp người ta sẽ thực hiện lọc để loại bỏ chất rắn.
3.3 Đun sôi và bổ sung hoa bia
Khi dịch lúa mạch đã lọc xong sẽ được chuyển qua lò đun sôi và được thêm hoa bia vào. Khi lúa mạch có thêm hoa bia và đun sôi sẽ tạo ra mùi hương và vị đắng cho bia. Công đoạn đun sôi và bổ sung hoa bia có tác dụng ngăn chặn các vi sinh vật và gia tăng khả năng duy trì bọt bia.
3.4 Kết lắng
Công đoạn kết lắng có tác dụng loại bỏ chất rắn bên trong dịch bia. Người ta sử dụng thiết bị hình trụ whirlpool rồi cho dịch bia vào trong và sử dụng lực ly tâm sinh ra để gom chất rắn lại khi thực hiện công đoạn này.
3.5 Công đoạn làm lạnh, lên men
Để có thể bắt đầu lên men thì dịch bia được người ta làm lạnh tới nhiệt độ nhất định và cung cấp thêm enzym cần thiết cho sự sinh trưởng của men bia.
3.6 Công đoạn ủ
Sau công đoạn làm lạnh, lên men thì người ta thu được bia non. Sau đó bia non tiếp tục được ủ để tiếp tục lên men. Tuỳ thuộc vào từng dòng bia mà có thời gian lên men khác nhau. Thông thường để bia lên men sẽ mất khoảng 1 tháng.
3.7 Công đoạn lọc, đóng gói
Công đoạn lọc và đóng gói có mục đích đảm bảo chất lượng bia, không bị lẫn với các tạp chất. Bia được xử lý nhiệt để diệt khuẩn và sẽ được đóng gói để xuất ra thị trường và đến tay của người tiêu dùng.
4. Cách bảo quản bia hơi chuẩn
Sau khi đã biết quy trình sản xuất bia hơi thì chúng ta sẽ cùng khám phá cách bảo quản bia hơi. Để bảo quản bia hơi trong thời gian dài và vẫn giữ được hương vị tự nhiên như ban đầu cần bảo quản ở nhiệt độ lạnh phù hợp và để ức chế sinh vật gây hại. Bảo quản bia hơi ở nhiệt độ lý tưởng thường từ 4 – 6 độ C và bạn nên thưởng thức bia trong thời gian 48h để có hương vị ngon nhất.
5. Nồng độ cồn của bia hơi là bao nhiêu?
Mỗi dòng bia sẽ có nồng độ cồn khác nhau và còn tuỳ thuộc vào nhà sản xuất, mẻ bia mà nồng độ cồn có sự thay đổi. Cụ thể:
-
Nồng độ cồn bia hơi Hà Nội là trên 3.5%.
-
Bia Heineken có nồng độ cồn là 5% với chai màu xanh và chai bạc có nồng độ 4%.
-
Nồng độ cồn của Tiger là 5%.
-
Bia Sapporo có nồng độ cồn từ 4.5 – 5.2 %.
-
Bia Budweiser có nồng độ cồn là 5%.
Bài viết trên đã thông tin cho bạn đọc về bia hơi là gì và quy trình sản xuất bia hơi. Bia hơi là đồ uống ngon được người dân ở nhiều quốc gia yêu thích. Mong rằng thông tin trên hữu ích đối với bạn đọc. Chân thành cảm ơn bạn đã đồng hành với chúng tôi trong bài viết này.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.