1. Điều kiện khi kinh doanh quán nhậu
Cách kinh doanh quán nhậu thành công thì chủ kinh doanh cần đáp ứng điều kiện sau:
Trước khi quyết định mở quán nhậu thì chủ kinh doanh cần phải có sự tính toán kỹ lưỡng. Và khi kinh doanh cần có sự đam mê, quyết tâm và cả sự nhiệt huyết. Kinh doanh không thể là nhất thời và nếu bạn không có niềm đam mê thì tốt nhất nên dừng ý định kinh doanh lại.
Để mở quán nhậu đòi hỏi bạn phải thiết kế menu đồ ăn ngon, hấp dẫn, độc đáo để giữ chân khách hàng. Chưa dừng lại ở đó, khi mở quán thì mặt bằng rất quan trọng. Mặt bằng nên chọn không gian rộng, ở chỗ đông người qua lại, gần đường lớn, có chỗ để xe rộng, thuận tiện cho khách hàng.
2. Kinh doanh quán nhậu cần bao nhiêu vốn?
Khi kinh doanh quán nhậu thì yếu tố rất quan trọng cần có đó chính là vốn kinh doanh. Bạn rất khó để xác định con số chuẩn xác khi mở quán. Tuy nhiên, bạn có thể dựa trên một số yếu tố để ước lượng số vốn cần bỏ ra. Cụ thể:
2.1 Thuê mặt bằng
Mặt bằng là chi phí bạn cần chi trả đều đặn mỗi tháng nên cần phải chọn mặt bằng thật kỹ. Mở quán nhậu cần mặt bằng rộng để khách có không gian ngồi, thưởng thức đồ nhậu. Chưa dừng lại ở đó, bạn nên chọn địa điểm ở những khu đông dân cư, gần các khu vực văn phòng, nơi có nhiều người qua lại, gần mặt đường lớn,… Có như vậy mới dễ dàng thu hút khách hàng.
Chi phí thuê mặt bằng còn phụ thuộc vào khu vực mà bạn chọn mở quán. Nếu ở thành phố thì giá mặt bằng sẽ cao hơn so với khu vực nông thôn. Giá thuê mặt bằng ở thành phố rơi vào khoảng 15 – 30 triệu/tháng còn chi phí thuê ở nông thôn chỉ từ 4 – 8 triệu đồng/tháng.
2.2 Chi phí mua trang thiết bị
Khi mở quán nhậu bạn sẽ phải chi một khoản để mua sắm các trang thiết bị như: bàn ghế, đồ nấu ăn ở bếp, cốc bia, bát đĩa, tủ trữ nguyên liệu, tủ bảo quản bia hơi,… Tuỳ thuộc vào quy mô quán mà chi phí này có thể rơi vào khoảng 30 – 50 triệu đồng. Nếu không có quá nhiều vốn kinh doanh thì bạn nên xem xét, lựa chọn những thiết bị cần phải mua trước. Khi quán đã đi vào hoạt động ổn định, có doanh thu mới tiếp tục sắm sửa.
2.3 Thiết kế - trang trí
Hiện nay có nhiều phong cách thiết kế quán nhậu rất đẹp mắt, độc đáo, thu hút khách hàng. Đối tượng khách hàng tới quán nhậu tương đối trẻ nên bạn có thể xem xét để chọn lựa phong cách phù hợp với đối tượng khách hàng hướng tới. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm thiết kế bạn nên nhờ tới sự hỗ trợ của đội ngũ tư vấn, thi công thiết kế để có được mặt bằng ưng ý nhất. Đội ngũ có chuyên môn sẽ giúp bạn tối ưu hoá chi phí và giảm thiểu những chi phí phát sinh không đáng có. Chi phí thiết kế - trang trí rơi vào khoảng 50 – 100 triệu đồng.
2.4 Tuyển dụng nhân viên
Đối với những quán nhậu có quy mô nhỏ thì chủ kinh doanh có thể xem xét để thuê từ 1 – 2 nhân viên là 1 nhân viên phục vụ và 1 đầu bếp. Còn đối với quán có quy mô lớn, lượng khách đông bạn có thể thuê từ 2 – 4 nhân viên. Chi phí thuê nhân viên rơi vào khoảng 4 – 6 triệu/tháng đối với nhân viên phục vụ và từ 8 triệu/tháng trở lên đối với đầu bếp.
3. Chi tiết thủ tục mở quán nhậu
Để mở quán nhậu thì chủ kinh doanh cần xin giấy phép kinh doanh, giấy phép đủ điều kiện về an toàn thực phẩm, giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu. Cụ thể:
3.1 Giấy phép kinh doanh quán nhậu
Đối với giấy phép kinh doanh quán nhậu thì chủ kinh doanh nên chọn loại hình kinh doanh hộ cá thể. Ưu điểm của hình thức này đó là giấy tờ cần chuẩn bị đơn giản, thời gian xét duyệt nhanh chóng. Bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ đó là:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
- Tên hộ kinh doanh
- Địa chỉ và địa điểm kinh doanh.
- Ngành, nghề kinh doanh.
- Số vốn đăng ký kinh doanh.
- Bản sao chứng minh nhân dân/căn cước công dân.
3.2 Xin giấy phép đủ điều kiện về an toàn thực phẩm
Một số giấy tờ bạn cần chuẩn bị khi xin giấy phép đủ điều kiện về an toàn thực phẩm đó là:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Bản thuyết minh về điều kiện cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm do đơn vị sản xuất kinh doanh.
- Chứng nhận sức khỏe của người trực tiếp sản xuất kinh doanh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
3.3 Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu
Một số giấy tờ bạn cần chuẩn bị khi xin giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu đó là:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
- Bản sao hợp đồng mua bán rượu với các thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.
- Bản cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại các địa điểm bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
4. Cách kinh doanh quán nhậu đông khách
Hãy nắm bắt cách kinh doanh quán nhậu đông khách được chia sẻ từ những chủ kinh doanh có kinh nghiệm đó là:
4.1 Không gian quán
Không gian quán cần phải đẹp mắt, rộng rãi, sạch sẽ để tạo ấn tượng cho khách hàng. Bạn nên bố trí thêm nhiều cây xanh, chậu hoa để khách có cảm giác gần gũi với thiên nhiên và cảm thấy thoải mái hơn. Đối với những bàn ăn ở ngoài trời thì cần phải trang bị mái che để che mưa, che nắng.
4.2 Chất lượng đồ ăn và thực đơn
Dù bạn kinh doanh quán nhậu bình dân hay nhà hàng cao cấp thì đều phải chú ý nhất là chất lượng đồ ăn. Món ăn phải ngon, đa dạng, hương vị đậm đà thì khách hàng mới có thể đồng hành cùng quán trong thời gian dài. Đừng quên thiết kế menu đồ ăn đa dạng các món để khách hàng có nhiều sự lựa chọn.
4.3 Chế biến đồ ăn theo khẩu vị vùng miền
Mỗi vùng, mỗi miền sẽ có khẩu vị ăn uống khác nhau. Người miền Bắc thường ăn khá nhạt, người miền Trung ăn khá mặn và rất cay. Còn người miền Nam thường thiên ngọt. Bạn cần nắm bắt, thấu hiểu khẩu vị của khách hàng để chế biến món ăn hợp khẩu vị.
4.4 Điều phối hoạt động giờ thấp điểm và cao điểm
Thông thường vào buổi tối và những ngày cuối tuần lượng khách hàng sẽ đông hơn. Lúc này bạn cần điều phối số lượng nhân viên phục vụ đông hơn để đảm bảo chất lượng phục vụ khách hàng tốt nhất. Còn đối với những ngày quán không quá đông khách thì bạn có thể cắt giảm nhân viên để tiết kiệm chi phí.
4.5 Chọn đầu bếp có tay nghề cao
Món ăn là yếu tố góp phần quyết định khách hàng có ở lại với quán của bạn lâu dài hay không. Chính vì thế hãy chọn các đầu bếp giàu kinh nghiệm, có tay nghề cao để chế biến ra những món ăn ngon nhất, hấp dẫn nhất và chỉ có tới quán của bạn mới được thưởng thức hương vị như vậy.
4.6 Giá thành phù hợp
Trước khi quyết định giá thành món ăn thì bạn nên nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Hãy xem xét họ bán giá đồ ăn, đồ uống như thế nào để đưa ra mức giá phù hợp. Không nên đặt giá quá cao hoặc quá thấp hơn so với mặt bằng. Bạn nên đưa ra mức giá bằng hoặc nhỉnh hơn so với đối thủ. Hãy cân nhắc giá thành thích hợp để giữ chân khách hàng bạn nhé.
4.7 Nhà để xe rộng rãi
Hầu hết các khách hàng sẽ rất ngại tới nhậu ở những quán có bãi giữ xe chật chội. Chính vì thế khi chọn mặt bằng thì bạn nên chọn quán có diện tích nhà để xe rộng. Hãy bố trí nhân viên bảo vệ hỗ trợ khách cho xe ra vào và giữ tài sản cho khách, làm cho khách cảm thấy yên lòng.
4.8 Thực hiện chiến dịch marketing
Hiện nay là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ nên bạn hãy tận dụng nó để quảng bá thương hiệu của mình. Facebook, instagram, tiktok,… là những nền tảng có số lượng người dùng rất lớn. Hãy tạo fanpage, tài khoản trên các nền tảng để đăng tải hình ảnh, video về món ăn và thu khách để tiếp cận khách hàng. Đồng thời, bạn có thể xây dựng các chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng và gia tăng doanh số bán hàng.
4.9 Chú ý vấn đề an toàn thực phẩm
Khi kinh doanh đồ ăn, thức uống thì vấn đề cần phải hết sức chú ý đó chính là an toàn thực phẩm. Hãy chọn nguyên liệu tươi ngon, sạch sẽ, nhà cung cấp uy tín để chế biến đồ ăn ngon nhất. Đồng thời khách hàng cũng sẽ an tâm hơn khi ăn đồ ăn, không cần phải lo lắng các vấn đề liên quan tới sức khoẻ.
4.10 Nhà vệ sinh
Một yếu tố tưởng chừng như không mấy quan trọng nhưng lại quan trọng không kém đó chính là nhà vệ sinh. Nhà vệ sinh cần bố trí cách xa khu vực ăn uống của khách hàng. Vì kinh doanh quán nhậu nên khách hàng sẽ cần đi vệ sinh rất nhiều. Bạn nên xây dựng nhà vệ sinh rộng rãi và luôn giữ sự sạch sẽ để tạo ấn tượng cho khách hàng.
Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn đọc cách kinh doanh quán nhậu thành công. Bạn hãy tham khảo để thu hút khách hàng nhé. Chân thành cảm ơn bạn đọc đã đồng hành trong bài viết này. Nếu cảm thấy hữu ích hãy chia sẻ cho những người đọc khác cùng biết tới.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.