1. Tại sao nên chọn kinh doanh quán nhậu?
Có rất nhiều lý do để biết có thể quyết định chọn kinh doanh quán nhậu để gia tăng nguồn thu nhập. Cụ thể:
Việt Nam là một trong những quốc gia tiêu thụ rượu bia hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á. Trung bình mỗi người Việt tiêu thị 8.3 lít/tháng và 170 lít bia/năm. Theo một số khảo sát vào năm 2021 thì có tới 64% nam giới và 10% nữ giới sử dụng rượu bia mỗi tháng. Từ những con số kể trên thì chứng tỏ mô hình kinh doanh này hết sức tiềm năng.
1.1 Thị trường màu mỡ
Người Việt rất chú trọng vào ăn uống và đây là nét văn hoá từ bao đời. Nhiều người tìm đến các quán nhậu để ăn uống, tụ họp người thân, bạn bè. Nhu cầu của người dân tăng kéo theo các quán nhậu ra đời ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu.
Hiện nay có rất nhiều mô hình kinh doanh ra đời, tuy nhiên không phải mô hình nào cũng thành công. Điều này đòi hỏi chủ kinh doanh phải xác định mô hình phù hợp và phải đưa ra giá cả, phong cách phục vụ, menu hấp dẫn để thu hút khách hàng.
1.2 Thách thức phải vượt qua
Bên cạnh những cơ hội rộng mở thì các chủ kinh doanh quán nhậu cũng phải trải qua không ít thách thức. Để làm được điều này đòi hỏi chủ kinh doanh phải có đủ độ gan để xử lý những tình huống phát sinh. Thông thường, giờ cao điểm của các quán nhậu thường vào ban đêm. Đây là khoảng thời gian cơ thể phải nghỉ ngơi nhưng bạn lại phải làm việc nên đòi hỏi phải có một cơ thể khoẻ mạnh và kiên trì.
Chưa dừng lại ở đó, khi khách hàng uống chất có cồn có thể xảy ra một số vấn đề của đó là cãi cọ, xô xát,… Chủ quán cũng cần hết sức tỉnh táo để tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra. Ngoài ra, chủ kinh doanh cần phải xác định đối tượng khách hàng mục tiêu chuẩn, chọn mặt bằng, mức giá bán ra, chất lượng đồ ăn ngon, chiến lược kinh doanh quán nhậu đúng đắn… để có thể thu hút khách hàng.
2. Kinh doanh quán nhậu cần bao nhiêu vốn?
Để xác định chính xác số vốn cần phải bỏ ra không hề dễ dàng bởi nó còn phụ thuộc vào mô hình kinh doanh, đối tượng khách hàng hướng tới,…. Tuy nhiên bạn có thể dựa vào một số yếu tố sau để xác định chi phí cần phải bỏ ra.
2.1 Tiền thuê mặt bằng
Chi phí đầu tiên bạn cần phải chi trả đó chính là thuê mặt bằng. Mặt bằng nên mở ở những khu vực đông người, gần với khu dân cư, khu văn phòng,… để thu hút được khách hàng. Chi phí thuê mặt bằng rơi vào khoảng 15 – 30 triệu và con số này có thể lớn hơn nếu chủ kinh doanh chọn thuê mặt bằng ở khu vực trung tâm, đắc địa.
2.2 Thiết kế - trang trí
Bạn cần bỏ một khoản chi phí để thiết kế và trang trí quán nhậu. Không gian quán càng đẹp, độc đáo, phong cách càng dễ thu hút khách hàng. Chính vì điều đó nên bạn có thể đầu tư một khoản chi phí để thiết kế quán nhậu sao cho phù hợp nhất. Tuy nhiên, bạn chỉ nên bỏ ra khoản chi phí 10% trên tổng số vốn bỏ ra.
2.3 Mua trang thiết bị
Khi kinh doanh quán nhậu bạn sẽ cần phải mua sắm rất nhiều trang thiết bị như: bàn ghế, cốc chén, bát đũa, nồi niêu, tủ lạnh, tủ bảo quản đồ uống, quầy thu ngân,… Chi phí này chỉ nên chiếm 10% trên tổng số vốn cần phải bỏ ra.
2.4 Thuê nhân viên
Còn tùy thuộc vào quy mô của quán nhậu để quyết định số lượng nhân viên cần phải thuê. Bạn có thể xem xét thuê từ 1 – 2 nhân viên nếu quán có quy mô nhỏ. Và thuê từ 3 nhân viên trở lên nếu quán có quy mô lớn và số lượng khách hàng tới quán đông. Bạn nên chọn thuê nhân viên trẻ trung, nhanh nhẹn, chăm sóc khách hàng tốt nhất. Thông thường, chi phí thuê nhân viên dao động từ 5 – 7 triệu đồng/tháng.
3. Thủ tục mở quán nhậu
Khi mở quán nhậu thì bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ như: xin giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, thẻ xanh nhân viên.
3.1 Giấy phép kinh doanh
Để kinh doanh quán nhậu thì chủ kinh doanh cần phải xin giấy phép kinh doanh. Nếu bạn chỉ mở 1 quán nhậu và sử dụng dưới 10 nhân viên thì bạn nên xin giấy phép kinh doanh hộ cá thể. Một số giấy tờ cần phải chuẩn bị đó là:
-
Tên chủ kinh doanh
-
Địa chỉ
-
Số vốn kinh doanh
-
Số CMND/căn cước công dân, ngày cấp của chủ kinh doanh.
-
Địa chỉ và chữ ký của đại diện hộ gia đình.
-
Bản sao xác nhận tư cách pháp nhân.
3.2 Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm
Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm rất quan trọng và cần thiết khi mở quán nhậu. Nếu bạn thiếu giấy này thì bạn không đủ điều kiện kinh doanh. Cụ thể:
-
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
-
Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
-
Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước.
-
Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định.
3.3 Thẻ xanh nhân viên
Để làm việc trong các quán nhậu thì nhân viên cần phải có thẻ xanh mới được phép làm việc. Một số giấy tờ bạn cần phải chuẩn bị đó là:
-
Chuẩn bị ảnh 4 x 6
-
Chứng minh nhân dân/căn cước công dân
-
Khám sức khỏe tổng quát.
Bên cạnh các giấy tờ kể trên thì bạn cần phải chuẩn bị một số giấy tờ đó là:
-
Giấy phép kinh doanh rượu
-
Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy
4. Chiến lược kinh doanh quán nhậu hiệu quả
Để mở quán nhậu thành công, thu lãi khủng thì bạn cần có chiến lược kinhh doanh quán nhậu hiệu quả. Việc lên chiến lược chi tiết, cụ thể sẽ giúp bạn kinh doanh đúng hướng. Cụ thể:
4.1 Lập kế hoạch kinh doanh
Dù trong bất cứ ngành nghề nào thì kinh doanh bạn cũng cần phải lập kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch càng chi tiết, càng cụ thể thì khi thực hiện sẽ theo như kế hoạch đã đề ra. Đồng thời nó còn giảm thiểu sai sót, thiết sót không đáng có có thể ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh.
4.2 Lựa chọn mặt bằng phù hợp
Một yếu tố khá quan trọng ảnh hưởng tới việc thành công hay thất bại của một quán nhậu đó chính là mặt bằng. Chính vì thế bạn nên chọn mặt bằng kinh doanh ở nơi đông người qua lại, gần khu dân cư, sát mặt đường lớn,…. Ở những vị trí bắt mắt người đi đường đi qua sẽ thu hút bởi quán của bạn.
4.3 Nguyên liệu đảm bảo chất lượng
Khi kinh doanh đồ ăn, đồ uống thì việc nhập nguyên liệu đảm bảo vệ sinh cần phải được chú trọng. Bạn có thể tìm kiếm nguồn nguyên liệu giá rẻ tại các chợ đầu mối, cơ sở sản xuất,… nhưng phải bảo đảm nguyên liệu an toàn cho người ăn. Nguyên liệu tươi ngon, sạch sẽ còn giúp hương vị món ăn trở nên thơm ngon hơn.
4.4 Đảm bảo không gian quán nhậu sạch sẽ, thông thoáng
Để tạo ấn tượng với khách hàng thì bạn cần tạo không gian quán nhậu thật rộng rãi. Và phải luôn giữ quán sạch sẽ, tránh tình trạng lộn xộn hay bẩn thỉu có thể gây mất thiện cảm với khách hàng. Luôn phải có nhân viên túc trực tại khu vực khách ăn uống để ngay khi khách về nhân viên có thể dọn dẹp nhanh chóng và đón khách mới.
4.5 Bình tĩnh và giữ cái đầu lạnh
Khi kinh doanh quán nhậu không thể tránh khỏi những khách hàng say xỉn, không kiểm soát được hành vi. Nếu chẳng may xảy ra cãi cọ hay xô xát thì chủ kinh doanh cần phải hết sức bình tĩnh, giữ cái đầu lạnh để kiểm soát tình huống, tìm cách giải quyết phù hợp và nhanh chóng nhất.
4.6 Thiết kế menu hấp dẫn
Chiến lược kinh doanh quán nhậu bạn không nên bỏ qua đó đa dạng các món ăn sẽ giúp khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn. Bạn nên nghiên cứu, tìm hiểu những món nhậu ngon, phù hợp khi uống với bia rượu. Nếu có thể hãy tạo nên phong cách ẩm thực riêng để khách hàng có thể nhớ mãi về bạn. Yếu tố hương vị, khẩu vị vùng miền bạn cần chú ý để chế biến món ăn phù hợp với khẩu vị của khách hàng.
4.7 Chỗ để xe rộng rãi
Khách hàng khi tới quán nhậu thường sẽ lai rai và ngồi lại khá lâu. Chính vì thế bạn nên chọn mặt bằng có chỗ để xe rộng rãi để khách hàng thuận tiện gửi xe, đưa xe ra vào. Đồng thời nên thuê người bảo vệ trông coi xe để khách cảm thấy an tâm với tài sản của mình.
4.8 Tổ chức các chương trình quảng cáo, khuyến mãi
Khách hàng sẽ rất thích thú với các chương trình khuyến mãi của quán nhậu. Bạn có thể kích cầu bằng cách tạo ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng. Một số chương trình bạn có thể tham khảo đó là: giảm 10% trên tổng hoá đơn. Giảm giá ăn uống vào giờ vàng, giảm 15% hoá đơn vào ngày sinh nhật, mua 5 món tặng 1 món,….
Bên cạnh đó bạn đừng quên liên kết với các ứng dụng đặt đồ ăn như: Now, Foody, Shopee Food,… Đây là những ứng dụng sở hữu lượt người dùng lớn và ứng dụng này cũng là một kênh để bạn có thể quảng bá hình ảnh cho quán nhậu của mình.
Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn đọc một số chiến lược kinh doanh quán nhậu hiệu quả để bạn tham khảo. Kinh doanh thành công cần tích luỹ rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm cũng như hướng đi đúng đắn. Nếu cảm thấy bài viết này hữu ích hãy chia sẻ cho những người đọc khác cùng biết tới.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.